Chỉ trích Đồ_mã

nhỏ|200px|phải|Thượng tọa Thích Nhật Từ

Cố đại lão Hoà Thượng Thích Tố Liên (1903-1977) là một tu sĩ Phật giáo có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đưa Phật giáo Việt Nam hòa nhập với Phật giáo Thế giới giai đoạn giữa thế kỷ 20. Năm 1951, ông là sáng lập viên kiêm Tổng thư ký của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức thống nhất Phật giáo toàn quốc, tiền thân của Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam sau này.

Bài tuyên truyền bài trừ vàng mã "Nguyên nhân tục lệ đốt vàng mã" của hòa thượng Tố Liên được đăng trên báo Đuốc Tuệ (cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ thời trước Cách mạng tháng 8) số ra năm 1952. Bài viết ra đời trong bối cảnh phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20 của các cao tăng và cư sĩ trí thức với mục đích loại bỏ những đám mây mê tín dị đoan, làm cho bầu trời văn hóa Phật giáo Việt Nam trở nên trong sáng hơn.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định tục đốt vàng mã không có trong Phật giáo Việt Nam. Việc ra văn bản là góp phần khẳng định một lần nữa quan điểm này, đồng thời mang tính chất nhắc nhở, thầy trụ trì các chùa phổ biến cho người dân hiểu rõ hơn, tường tận hơn để hạn chế và dần dần đi đến từ bỏ tục đốt vàng mã. Không đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng thờ Phật đó cũng là chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

"Hiện, còn một bộ phận người nghèo đói, túng thiếu, cơm gạo không đủ ăn. Trong khi đó, không ít người bỏ ra rất nhiều tiền để đốt vàng mã. Đây là điều bất hợp lý", Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh.

Trụ trì chùa Quán Sứ cũng khẳng định: Một mình nhà chùa không thể ngăn được người dân mang vàng mã đến chùa cúng và đốt. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước, các tỉnh, thành phải cùng vào cuộc, trong đó phải làm từ gốc của vấn đề là việc sản xuất, buôn bán vàng mã...

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ rõ: Về bản chất, đạo Phật không khích lệ tập tục đốt vàng mã. Việc ngừng các hoạt động mê tín dị đoan, trong đó có việc đốt vàng mã là điều cần thiết. Đã đến lúc không nên để tập tục này tiếp tục diễn ra trong các cơ sở thờ tự. Các tăng ni cần nêu cao ý thức vì việc này trái với Phật pháp

Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phậtphóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”.

Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định: Kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng… có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu”.

Các đại đức đều cho rằng: Người dương biết làm phúc, thì người âm dễ siêu thoát. Chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho [[[cha mẹ]], thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Tuy vậy, chúng ta cố gắng nên hạn chế là tốt nhất.